6 sai lầm dễ mắc phải với mục kỹ năng trong CV công việc

6 sai lầm dễ mắc phải với mục kỹ năng trong CV công việc

Bên cạnh kinh nghiệm và thành tích đạt được thì kỹ năng cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng rất quan tâm khi đọc CV công việc của ứng viên. Vậy bạn nên tránh các sai lầm nào khi viết mục kỹ năng để CV xin việc trở nên hoàn hảo hơn? Dưới đây là câu trả lời dành cho bạn.

Đánh giá thấp kỹ năng

Đánh giá thấp kỹ năng của bạn là điều rất nghiêm trọng. Các nhà tuyển dụng không thích các kỹ năng được liệt kê trong CV sau đó thêm từ “mức độ cơ bản” trong ngoặc đơn bên cạnh. Nếu bạn chỉ có hiểu biết cơ bản về điều gì đó, nó có thể không phải là kỹ năng của bạn.

Đánh giá quá cao kỹ năng

Đừng phóng đại hoặc nói dối về kỹ năng của bạn hoặc bất kỳ điều gì tương tự. Đừng bao giờ nhượng bộ trước sự cám dỗ thổi phồng các kỹ năng mà bạn không có. Đưa ra lời khẳng định sai hoặc nói quá sự thật là không đáng để mạo hiểm. Hầu hết các công ty đều tiến hành kiểm tra với người tham chiếu, sự giả dối sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến độ tin cậy của bạn và có thể khiến bạn phải trả giá.

Ẩn các kỹ năng khi nói về kinh nghiệm

Đừng cho rằng các nhà tuyển dụng sẽ nhất thiết phải tìm thấy kỹ năng của bạn trong các gạch đầu dòng của phần kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn đang ứng tuyển vào một trong những vai trò mà một kỹ năng nhất định là hoàn toàn cần thiết, sẽ là một sai lầm lớn nếu không liệt kê nó trong phần kỹ năng, ngay cả khi bạn đã nói chi tiết trong các mục khác.

Đối với những vai trò này, nhà tuyển dụng có thể đi tắt và xem qua phần kỹ năng của bạn trước khi đọc đến các phần khác.

Bỏ qua những con số

Bất kể ứng tuyển ở vị trí nào, bạn cũng nên cố gắng xác định giá trị của mình. Bạn có giảm chi phí cho công ty, tăng doanh số bán hàng hoặc tiếp cận thị trường mục tiêu mới không? Bạn có trả lời các câu hỏi của khách hàng hoặc xử lý đơn đặt hàng nhanh hơn X% so với năm trước không? Tất cả những thành tích đó đều liên quan đến những con số mà bạn có thể sử dụng trong phần kỹ năng của CV công việc.

Sử dụng phần kỹ năng như một nội dung tổng hợp

Đừng sử dụng phần kỹ năng làm nội dung tổng hợp. Bạn có thể thực sự muốn đề cập đến việc bạn đóng vai phụ trong một bộ phim hoặc việc bạn đã chạy năm cuộc đua marathon, nhưng đừng đưa nó vào phần kỹ năng. Nếu bạn bao gồm chúng, những thứ này sẽ nằm trong phần “Bổ sung”, “Hoạt động” hoặc “Sở thích”.

Dài dòng

Nếu bạn cảm thấy mục kỹ năng quá ngắn, bạn sẽ muốn giải thích một chút nhưng tốt nhất nên giữ sự ngắn gọn, súc tích. Ngoài ra, tránh sử dụng các thuật ngữ hoặc từ ngữ sáo rỗng như hợp lực hoặc suy nghĩ vượt khuôn khổ.

Bạn nên định dạng phần kỹ năng như thế nào?

Hy vọng rằng tại thời điểm này, bạn đã được thuyết phục để giữ nguyên phần kỹ năng của mình và thậm chí có thể thêm một vài điều bạn chưa nghĩ đến trước đây. Nhưng làm sao để trình bày tốt nhất tất cả thông tin quan trọng này một cách chỉn chu, chứ không chỉ là một nội dung lộn xộn của các từ khóa – điều có thể giúp CV vượt qua hệ thống tìm kiếm nhưng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ bởi các nhà tuyển dụng?

Nếu bạn có một danh sách dài các kỹ năng, hãy nghĩ về các tiêu đề phụ hấp dẫn khiến cho ngay cả những từ ngữ lộn xộn nhất cũng trông bóng bẩy và có tổ chức. Hãy liệt kê các kỹ năng của bạn theo nhóm phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn biết nhiều ngôn ngữ, thì không có gì ngạc nhiên khi một tiêu đề phụ cho tất cả các ngôn ngữ bạn nói sẽ là “Ngôn ngữ”. Hoặc nếu là một nhân viên thiết kế nhưng cũng có kiến thức về code, bạn có thể tạo tiêu đề phục là “Thiết kế và Kỹ thuật”. Trong đó cần nhớ rằng bắt đầu mỗi nhóm kỹ năng ở một dòng mới với tiêu đề phụ được in đậm ở đầu.

Nếu kỹ năng của bạn chỉ từ một đến hai dòng, bạn có thể thay đổi tiêu đề thành “Kỹ năng và sở thích” hoặc “Kỹ năng và chứng chỉ” và thêm các tiêu đề phụ bổ sung thích hợp cho sở thích, chứng chỉ, giải thưởng và những thứ tương tự.

CV công việc và các kỹ năng trong CV phải là một bản báo cáo chính xác, trung thực về bạn, quá trình làm việc và khả năng của bạn. Hãy giúp đỡ nhà tuyển dụng bằng cách soạn thảo nó theo cách đáp ứng nhu cầu trực tiếp của họ. Điều đó có nghĩa là chu đáo và tỉ mỉ. Thời gian và công sức bạn bỏ ra sẽ được đền đáp khi nhận được lời mời phỏng vấn.

Trâm Nguyễn

Gia Đình