4 việc nên biết điểm dừng để sống cuộc đời vui vẻ

4 việc nên biết điểm dừng để sống cuộc đời vui vẻ

Cuộc sống có biết bao nỗi lo toan bộn bề. Những áp lực từ công việc, các mối quan hệ, gánh nặng cơm áo gạo tiền cứ đè nặng lên đôi vai ta. Nếu chúng ta cứ mải miết cuốn theo những nỗi lo ấy, chắc hẳn có ngày ta sẽ bị trầm cảm mất. Thế nên, cuộc sống luôn cần lắm những điểm dừng.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

1. Lấy lòng người khác

Hãy dồn tầm nhìn của mình vào bản thân, bịt tai lại và chẳng cần phải bận tâm về những lời nhận xét của người khác, con người, suy cho cùng cũng đều sống vì bản thân mình mà thôi. Ảnh minh họa

Hãy dồn tầm nhìn của mình vào bản thân, bịt tai lại và chẳng cần phải bận tâm về những lời nhận xét của người khác, con người, suy cho cùng cũng đều sống vì bản thân mình mà thôi. Ảnh minh họa

Bất cứ một mối quan hệ nào mà ở đó, bạn phải bỏ ra quá nhiều tâm sức lấy lòng đối phương đều sẽ không thể tồn tại lâu dài. Việc phải cẩn thận từng li từng tí một trong việc duy trì mối quan hệ đó đều là trạng thái bất bình thường.

Người thực sự yêu quý bạn không cần bạn phải lấy lòng họ. Và người muốn bạn phải làm vừa ý họ đều không phải là người thực sự yêu quý bạn.

Cuộc sống này đã đủ mệt mỏi rồi, cần gì phải nhìn nét mặt của người khác để sống nữa cho rắc rối và đau đầu thêm?

Mỗi người sống trên đời đều có một quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề riêng, bạn chẳng thể nào có thể làm đẹp lòng tất cả mọi người được.

Hãy dồn tầm nhìn của mình vào bản thân, bịt tai lại và chẳng cần phải bận tâm về những lời nhận xét của người khác, con người, suy cho cùng cũng đều sống vì bản thân mình mà thôi.

Bạn chính là bạn, không cần phải lấy lòng, phải nịnh bợ ai, thay vì làm đẹp lòng người khác, hãy cứ sống thật thoải mái như những bông pháo hoa rực rỡ giữa bầu trời đêm là được!

2. Kể lể bi thương

Ai ai cũng có nỗi khổ riêng của mình, nhưng không cần thiết phải để cho mọi người đều biết. Người thực sự trưởng thành sẽ không bắt đầu câu chuyện bằng việc kể khổ, bởi nước mắt hay những lời kể lể đều không thay đổi được kết cục của sự việc. Ảnh minh họa

Ai ai cũng có nỗi khổ riêng của mình, nhưng không cần thiết phải để cho mọi người đều biết. Người thực sự trưởng thành sẽ không bắt đầu câu chuyện bằng việc kể khổ, bởi nước mắt hay những lời kể lể đều không thay đổi được kết cục của sự việc. Ảnh minh họa

Kim không đâm vào người, làm sao có thể cảm nhận được hết sự đau đớn? Nói như vậy để hiểu rằng, trên đời không có cái gọi là đồng cảm thực sự.

Bản thân mình không trải qua, sẽ không thể hiểu được hết cảm giác đó sẽ như thế nào. Thế nên, kể lể với người khác nỗi khổ của bản thân cũng chẳng ích gì.

Ai ai cũng có nỗi khổ riêng của mình, nhưng không cần thiết phải để cho mọi người đều biết. Người thực sự trưởng thành sẽ không bắt đầu câu chuyện bằng việc kể khổ, bởi nước mắt hay những lời kể lể đều không thay đổi được kết cục của sự việc.

Hãy như hạt cát tự trong vỏ con trai, lặng lẽ bền bỉ mới có ngày thành ngọc.

Gặp phải bất cứ chuyện gì, hãy bình tĩnh và tìm cách. Mới chỉ gặp chút chuyện khó mà đã làm như mình là người đáng thương nhất, gặp ai cũng than vãn kể lể bất hạnh của bản thân, xin thưa sẽ chẳng có ai giúp được bạn khi mà bạn đang không tự giúp chúng mình.

Chỉ có bản thân chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề của chính mình mà thôi.

Giải thích, kể lể chuyện bi thương của bản thân chỉ khiến mọi việc thêm nặng nề, chẳng khác nào rắc thêm muối vào vết thương. Con người phải sống và nhìn về phía trước, nếu chỉ chìm trong ký ức đã qua, cuộc sống chắc chắn sẽ bỏ lại bạn ở phía sau.

3. Miễn cưỡng bản thân

Trước khi yêu người khác, hãy học yêu bản thân. Đừng miễn cưỡng bản thân, làm người điều quan trọng nhất chính là vui vẻ. Sống một đời người mà khiến bản thân không vui, vậy thì làm gì còn hy vọng? Ảnh minh họa

Trước khi yêu người khác, hãy học yêu bản thân. Đừng miễn cưỡng bản thân, làm người điều quan trọng nhất chính là vui vẻ. Sống một đời người mà khiến bản thân không vui, vậy thì làm gì còn hy vọng? Ảnh minh họa

Từng có câu nói như thế này: Phàm là cảm thấy khổ sở đều là vì cưỡng cầu. Miễn cưỡng đến sẽ không thật lòng, tự nhiên sẽ không được bền lâu.

Trước khi yêu người khác, hãy học yêu bản thân. Đừng miễn cưỡng bản thân, làm người điều quan trọng nhất chính là vui vẻ. Sống một đời người mà khiến bản thân không vui, vậy thì làm gì còn hy vọng?

Thực ra, không miễn cưỡng người khác cũng là một cách để không ép buộc bản thân mình, như Khổng Tử từng nói: “Việc mình không muốn thì không làm với người khác”. Trên đời, không ai có thể sống mà không gặp phải chuyện không vừa ý, cũng không có chuyện ai cũng có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

Gặp người mình không thích, không cần phải thay đổi họ. Gặp người nhìn không vừa mắt cũng không cần so đo tính toán với họ làm gì.

Đơn giản, chỉ nên coi họ là những người thoáng qua cuộc đời mình, chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình, như thế, bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

4. Sống tạm bợ

Vạn sự vạn vật tương hỗ với nhau, khi bạn mang thái độ sống phó mặc, muốn ra sao thì ra vào cuộc sống của mình, cuộc sống chắc chắn sẽ không cho bạn một gương mặt dễ nhìn. Ảnh minh họa

Vạn sự vạn vật tương hỗ với nhau, khi bạn mang thái độ sống phó mặc, muốn ra sao thì ra vào cuộc sống của mình, cuộc sống chắc chắn sẽ không cho bạn một gương mặt dễ nhìn. Ảnh minh họa

Sống trên đời, sợ nhất là sống tạm bợ. Nếu cuộc đời bạn trôi qua với từng ngày tạm bợ, thử hỏi bạn có thể chịu trách nhiệm với cái gì?

Có người nói sống trên đời cần có trách nhiệm, có thái độ sống tích cực. Một khi bạn sống qua loa đại khái, cuộc sống cũng sẽ trở nên mù mịt không xác định.

Vạn sự vạn vật tương hỗ với nhau, khi bạn mang thái độ sống phó mặc, muốn ra sao thì ra vào cuộc sống của mình, cuộc sống chắc chắn sẽ không cho bạn một gương mặt dễ nhìn.

Những người sống cuộc sống tạm bợ, muốn ra sao thì ra thường không có một mục tiêu hay kế hoạch cụ thể nào. Những người như thế không cảm thụ được niềm vui của cuộc sống và với họ, nhân sinh là một nhiệm vụ chứ không phải là một sự tận hưởng, hưởng thụ.

Nguồn: Đạo Phật trong trái tim tôi

 

Gia Đình